Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2012

Vụ án Bạch Đằng Giang

2011-09-16
Ông Phạm Bá Hải, người sáng lập Bạch Đằng Giang Foundation khi đang theo học tại đại học Dheli ở Ấn Độ, vừa mãn hạn tù năm năm tại Việt Nam nhưng còn phải chịu hai năm quản chế.
Ảnh do anh Hải gởi
Anh Pham Bá Hải đã mãn hạn tù (tháng 9, 2011)
Thuật lại với Thanh Trúc về nguyên nhân và diễn tiến của vụ án Bạch Đằng Giang  mà ông cho là bất công và phi lý, đầu tiên ông  Phạm Bá Hải trình bày tôn chỉ của tổ chức do ông sáng lập sau nhiều năm bị cưỡng bách hồi hương từ trại tị nạn Thái Lan về Việt Nam:

Được thành lập để hoạt động nhân đạo

Bạch Đằng Giang Foundation trên nền tảng là một quĩ, một hội từ thiện hoạt động nhân đạo , tôi thành lập lở Ấn Độ lúc đang học và làm việc ở bên đó. 
Mục tiêu của hội là nói sự thật  về tình hình phát triển của đất nước, cổ võ và lan truyền các tư tưởng tự do dân chủ và nhân quyền.  Mục tiêu thứ hai mà cũng là cái bức xúc về một vấn đề thường thấy tại Việt Nam, tình trạng công nhân lương thấp và điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn về sức khỏe, nói chung đời sống rất khó khăn, cho nên tôi ủng hộ vấn đề lập công đoàn độc lập. 
Mục tiêu thứ ba là Bạch  Đằng Giang Foundation cố gắng hỗ trợ cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 mà nay còn sống. Và thứ tư là hỗ trợ, cung cấp học bỗng, công ăn việc làm và nghề cho những người trực tiếp từ các trại tị nạn bị cưỡng bách về nước.
Bạch Đằng Giang Foundation trên nền tảng là một quĩ, một hội từ thiện hoạt động nhân đạo , tôi thành lập lở Ấn Độ lúc đang học và làm việc ở bên đó.  
Ngoài ra thì tôi cũng vạch ra những trường hợp khác mà Bạch Đằng Giang Foundation hỗ trợ là các nạn nhân của một xã hội bất công, của một cơ chế thiếu sự hoàn thiện và đã tạo nên cái bất công đó. Đó là những nét đại cương của hội. mà tôi lập ra năm 2005, sau khi học xong thạc sĩ  bên Ấn Độ .  
Trong một chuyến về thăm nhà lần thứ hai năm 2006, vào khi chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ bên Ấn Độ,  ông Phạm Bá Hải  bị chân lại tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất khi trên đường trở về Ấn Độ: 
Chuyến về đó thì tôi mang đầu tư của tập đoàn chuyên sản xuất giày da mà tôi  đang làm bên đó, về để tuyển sơ khởi một số nhân sự và lập văn phòng đại diện đầu tư. Sau khi về Việt Nam hai tuần lễ, tôi trở lại Singapore thì bị chận trở lại và sau đó thì bị bắt. 
Anh Pham Bá Hải trước khi bị bắt năm 2006
Anh Pham Bá Hải trước khi bị bắt năm 2006
Khi đó công an không giải thích lý do trường hợp hoãn xuất cảnh của ông Phạm Bá Hải tại cửa khẩu Việt Nam, chỉ nói là mời ông đến Sở Xuất Nhập Cảnh thành phố Hồ Chí Minh ở đường Nguyễn Trải để làm việc: 
Tôi đến đó thì họ nói vì lý do an ninh quốc gia, mấy ngày sau tôi liên tục bị thẩm vấn mà vẫn chưa giải quyết được. Họ vu khống tôi những chuyện không thể nào tưởng tượng nỗi, nói rằng tôi là quân khủng bố ở vùng Kashmir Bắc Ấn Độ mang về Việt Nam. 
Sau lần bị mời làm việc đó, ông Phạm Bá Hải cho biết ông cùng một số bạn hữu trong Bạch Đằng Giang Foundation, gồm nhà hoạt động dân chủ Lê Trí Tuệ, nhà dân chủ Nguyễn Ngọc Quang, nhà văn Du Lam Tân Vĩnh Phát, thực hiện một chuyến đi từ Nam ra Bắc: 
Đến Huế chúng tôi có ghé thăm cha Lý, đó là thời điểm Nguyễn Ngọc Quang bị bắt. Quang bị bắt thì tôi với Tuệ về Hải Phòng rồi chúng tôi tiếp tục ghé nhà thăm anh Trần Anh Kim ở Thái Bình và khi vừa ra khỏi nhà là tôi bị bắt luôn. 
Ở tại Huế thì họ chụp mũ tôi là hoạt động thổ phỉ, còn ở Hải Phòng thì họ bảo có đơn tố cáo tôi với Tuệ đi cướp xe và giật đồ. Tại Thái Bình, lúc họ bắt tôi là họ ép xe tôi vào lề đường và họ nói họ tình nghi tôi mua bán ma túy.  Tuy nhiên khi xét xử thì lại là tội tuyên truyền chống nhà nước.   
Ở tại Huế thì họ chụp mũ tôi là hoạt động thổ phỉ, còn ở Hải Phòng thì họ bảo có đơn tố cáo tôi với Tuệ đi cướp xe và giật đồ. Tại Thái Bình, lúc họ bắt tôi là họ ép xe tôi vào lề đường và họ nói họ tình nghi tôi mua bán ma túy.  Tuy nhiên khi xét xử thì lại là tội tuyên truyền chống nhà nước.  
Về chi tiết tại sao chỉ mình ông bị bắt khi đi cùng nhóm Bạch Đằng Giang Foundation  đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế, ông Nguyễn Ngọc Quang, lúc ấy bị kêu án ba năm tù, nay trốn khỏi nước sau khi mãn hạn, kể lại:
Ngày 2 tháng  Chín 2006, tôi và anh Phạm Bá Hải, anh Lê Trí Tuệ, anh Du Lam Tân Vĩnh Phát, bốn chúng tôi cùng đến Huế để thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Sau khi ra khỏi nhà thì có rất nhiều mật vụ bao vây ở đó. Công an đông quá cho nên tôi mới nói rằng mấy anh đi kiếm một nơi an toàn tạm lánh rồi tiếp tục cuộc hành trình, còn tôi phải đánh lạc hướng bằng cách là ôm cái cặp này tôi chạy. 
Tôi đã ôm cái cặp rồi kêu một chiếc xe thồ chạy rất nhanh, thu hút nhóm an ninh đuổi theo tôi. Khi chận tôi lại ở xã Hương Sơ là khoảng hai mươi mốt người, nhờ vậy anh Phạm Bá Hải và anh Tuệ ra được ngoài Bắc, còn anh Du Lam Tân Vĩnh Phát phải trở về Đà Nẵng vì còn con nhỏ, gia đình thì bị chính quyền ở Đà Nẵng phá tan hoang rồi. 
Đến ngày mùng 7 tháng Chín 2006, khi từ trong nhà của anh Trần Anh Kim ở Thái Bình đi ra thì anh Tuệ với anh Hải bị bắt. Riêng với anh Tuệ vì không đủ chứng cớ nên sau một thời gian câu lưu ở trại giam B34 công an đã thả anh Tuệ ra và anh Tuệ trốn thoát qua Kampuchia. 
Không may là tại Kampuchia  ông Lê Trí Tuệ  đã bị bắt cóc,  đến giờ không ai biết rõ ông đang ở đâu: 
Khi tôi trốn thoát khỏi Việt Nam, có gặp một số anh em thì họ nói rằng mật vụ Nguyễn Công Cẩm đã bắt anh  Tuệ tại Kampuchia và đem nhốt hoặc thủ tiêu ở đâu thì chính họ cũng không biết được. 

Ông Phạm Bá Hải bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước

Trở lại với trường hợp ông Phạm Bá Hải,  khi bị bắt ở Thái Bình ông  được đưa về nhà giam B4 ở Hà Nội, sau đó  giải về thành phố Hồ Chí Minh.  Ngày 25 tháng Tư  2008,  bị tòa sơ thẩm thanh phố Hồ Chí Minh tuyên án năm năm tù giam và hai năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước, ông Phạm Bá Hải đã kháng án. 
Ngày 7 tháng Chín vừa qua, ông Phạm Bá Hải mãn hạn tù năm năm nhưng phải chịu tiếp hai năm quản chế theo án lệnh. 
Đến ngày 8 tháng Tám 2008, tòa phúc thẩm giữ y án lệnh năm năm tù giam và hai năm quản chế từ tòa sơ thẩm đối với ông Phạm Bá Hải. 
Sau hai mươi lăm tháng bị giam ở trại B34 thành phố  Hồ Chí Minh, ông Phạm Bá Hải được chuyển tới trại tù  Z30A ở Xuân Lộc, Đồng Nai. Và ở đó cho đến khi hết án. 
Ngày 7 tháng Chín vừa qua, ông Phạm Bá Hải mãn hạn tù năm năm nhưng phải chịu tiếp hai năm quản chế theo án lệnh.  Cuối tuần trước, ngày 11 tháng Chín, ông cầm giấy tha lên trình diện công an địa phương,:
Công an xã nói rằng hiện giờ nội dung quản chế như thế nào thì phải chờ công an huyện.  Hiện tôi vẫn chờ họ gởi giấy mời qua công an huyện để làm việc về vấn đề đó. Cách đây ba ngày họ hướng dẫn tôi thủ tục đi làm giấy chứng minh nhân dân với sự hướng dẫn của công an xã. 
Ông kể tiếp là ông được căn dặn phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định của hai năm quản chế,  phải thường xuyên trình diện công an và không được đi bất cứ đâu nếu không có phép.
Ông kể tiếp là ông được căn dặn phải chấp hành nghiêm chỉnh qui định của hai năm quản chế,  phải thường xuyên trình diện công an và không được đi bất cứ đâu nếu không có phép. 
Như vậy trong bốn người thuộc Bạch Đằng  Giang Foundation, bị công an theo dõi và bắt giữ vì cho là hoạt động dân chủ và cấu kết với những người bất đồng chính kiến khác, ông Phạm Bá Hải lãnh án tù lâu nhất vì là người sáng lập tổ chức đó. 
Theo nhận định của ông Nguyễn Ngọc Quang, với tôn chỉ đầu tiên của Bạch Đằng Giang Foundation là cỗ võ truyền bá tư tưởng tự do, dân chủ và nhân quyền, rồi thì ủng hộ việc thành lập công đoàn độc lập, nghĩa là những chuyện nhạy cảm đối với chính phủ, thì ông Phạm Bá Hải sẽ không có hy vọng được trở qua Ấn Độ để học tiếp bằng tiến sĩ sau khi mãn hạn hai năm quản chế ở trong nước.
Nguồn : http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/right-activ-fce-house-arrest-09162011073630.html

CỬU VIỆT – Cơ Sở Lý Luận cho hướng đi, suy nghĩ và hành động.

1. Việt Tâm:
Người đời xưa cho Tâm là nơi xuất phát suy nghĩ, như sách Mạnh Tử viết: “Tâm Chi Quản Tắc Tư”. Cho nên cái gì thuộc tư tưởng đều gọi là Tâm. Người đời nói chung, có thể chia Tâm làm hai loại là Tà Tâm và Chính Tâm. Nhà Phật thì nói Vọng Tâm và Chân Tâm.

Người mình ngay từ khi sinh ra, tiếng ầu ơ và dòng sữa mẹ đã nuôi dưỡng theo năm tháng. Khi lớn khôn, hình ảnh lũy tre đầu làng, con trâu trên cánh đồng vàng, bờ sông Hậu hay phố chợ đông người, đã trở thành hình ảnh thân thương. Tình yêu xóm làng, tình yêu quê hương xuất phát từ đó – một dòng cảm xúc Việt Tâm.

Người có Việt Tâm, phàm làm việc gì, đều nghỉ đến cái lợi chung cho xã hội, mới thật là chí công vô tư, vì quyền lợi dân tộc. Thấy cảnh nước mình nghèo mà đau, thấy người bị tù vì không theo đường lối Cộng sản mà xót. Việt Tâm không ở đâu xa xôi, ở ngay trong trái tim mỗi chúng ta.

2. Việt Sử:
Chữ Sử, theo văn tự giáp cốt, biểu thị văn thư ký lục của chưởng quan. Sách Lễ Ký viết: “Động tắc tả sử thư chi, ngôn tắc hữu sử thư chi”, nghĩa là mọi việc văn võ xảy ra đều có các sử quan tả hữu ghi chép lại.

Lịch sử nước ta là dòng lịch sử 4000 giữ nước và gầy dựng bờ cỏi. Sử sách được xem như nguồn cội của một dân tộc. Đọc sử, nghiên cứu sử giúp ta hiểu hơn dân tộc Việt Nam, thế hệ trước kia đã làm nên một nước Việt như thế nào, thế hệ hôm nay cần phải làm gì để vực dậy một dân tộc.

3. Việt Đạo:
Đạo là đường dẫn, chỉ dẫn. Mạnh Tử giảng chữ Đạo như đạo đức, nghĩa lý bất biến: “Đắc đạo đa trợ, thất đạo quả trợ”. Đạo, theo Khang Hy tự điển, còn có ý nghĩa như học thuyết, tư tưởng, như câu “chí đồng đạo hợp”. Người Trung Hoa dùng chữ Giáo biểu thị tôn giáo (religion), còn người Việt dùng chữ Đạo, như nói Đạo Phật, Đạo Công Giáo, Đạo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài, vân vân.

Chữ Đạo trong Việt Đạo mang ý nghĩa các dòng đạo mà người Việt đang thờ phụng. Đời sống tinh thần của con người luôn cần có tôn giáo. Đạo không bao giờ có thể bị diệt bỏ ra khỏi đời sống tâm linh của người Việt, cho dù dùng bất cứ biện pháp khắc nghiệt nào.

Việt Đạo trong Cửu Việt chủ trương sự tự do tôn giáo, tự do tâm linh, tự do thờ phượng. Trong thời gian hai trăm năm qua, lịch sử Việt Nam với những bài học xương máu về vấn đề tôn giáo đã quá đủ cho chúng ta hôm nay thấy cái ý nghĩa to lớn về Đạo sống trong Việt. Đó chính là con đường nghĩa lý bất biến của Việt Đạo.

4. Việt Luận:
Theo Thiều Chửu tự điển, thì bàn bạc, xem xét sự vật, rồi nói ra phải trái thị phi, gọi là Luận. Như Công Luận là lời bàn chung của số đông người. Sách Hán Thư-Vương Mãng Truyện giải nghĩa Luận như sự cân nhắc suy nghĩ rất kỹ lưỡng: “Luận chi tư chi, chí dư tái tam”.

Việt Luận mở ra con đường cho những người có Việt Tâm, con đường nghiên cứu, rút tỉa những bài học lịch sử, vạch định, khai mở con đường mới để phục hưng, canh tân đất nước.

5. Việt Tộc:
Dòng dõi con cháu cùng một liêu thuộc với nhau gọi là Tộc, như trong Đào Đức Minh Thích Văn ghi: “Thượng tự cao tổ, hạ tự huyền tôn, phàm cửu tộc”.

Nhìn lại Việt sử từ thời kỳ Loạn Phong Kiến Việt Nam – Nam Bắc Triều (1527) cho đến nay. Có thể nói Việt Nam là một lãnh thổ gồm các thành phần xung đột lẫn nhau. Xung đột vì tranh giành quyền lực, vì chính trị, vì tôn giáo, vì địa phương tính, vì ý thức hệ. Ba triệu người Việt hải ngoại, cùng 83 triệu dân trong nước, xét cho kỹ, cũng giống như tảng băng vở, trôi lênh đênh!

Tại sao lại xung đột như vậy?

Cơ bản, là vì thiếu cái Tâm của Việt. Chung quy mà nói, họ chỉ có Gia Tộc và Tông Tộc. Mong muốn phì gia phú quý bằng mọi cách, bằng cái giá của những đồng bào khác. Họ tôn thờ gia tộc, sùng bái tông tộc, nhưng lại thiếu đi tính Quốc Tộc. Tôn Trung Sơn trong Tam Dân Chủ nghĩa đã chỉ ra cái thiếu sót ấy, nên đã đưa Cách mạng Tân Hợi 1911 thành công và một Đài Loan thịnh vượng, nhạy bén. Điều này giải thích tại sao cảnh nồi da xáo thịt xảy ra ở ta. Quốc Tộc ở đây, chính là Việt Tộc.

Tuân Tử trong Quyền Học, đã nhận xét: “Can, Việt, Di, Mạch chi tử, sinh nhi đồng thanh, trưởng nhi dị tục, giáo sử chi nhiên dã” – ý là những dân tộc chung quanh Trung Hoa xưa, cần phải dạy dỗ họ (!). Ngày nay, những dân tộc ấy như Nhật Bản đã dạy lại Trung Hoa, dân tộc Hàn quốc thành những ông chủ trên đất Trung quốc, còn dân tộc Việt thì về kinh tế người Đài Loan qua làm chủ, về chính trị thì Cộng sản Việt Nam sang chầu. Việt Tộc có đủ sức tồn tại và phát triển hay không?

Hòa hợp, hòa giải, đoàn kết là phương cách tạo ra một khối dân tộc mạnh, để dân tộc này sống đủ và sống mạnh, và sống vượt đuổi các dân tộc láng giềng.

6. Việt Quốc:
Quốc là nước; nước phải có đất có dân, có sự hiện diện của chính quyền cai trị. Thời nhà Chu, đất nước dưới quyền cai trị của thiên tử (vua) gọi là Thiên Hạ. Ngày nay người ta dùng từ “toàn quốc”.

Nước Việt thời Việt Thường, rộng cả một vùng phía nam sông Dương Tử (nay là Trường Giang), giữa Động Đinh hồ và núi Nam Lĩnh, trung tâm điểm là xứ Việt Chương. Sáu trăm năm nước Việt của vương quốc Câu Tiễn (thế kỷ thứ 6 trTL) đã làm khốn đốn đội binh viễn chinh Tần. Đất Việt bị chia cắt, sát nhập, người Việt một phần, hoặc bị đồng hóa, hoặc di chuyển dần về phương nam.

Nam quốc sơn hà, nam đế cư, nước Việt ta nay dừng lại bên bờ vịnh Thái Lan. Lịch sử giữ nước vẫn còn tiếp tục nặng nề. Chính quyền Cộng sản Việt Nam từ khi nắm quyền đã dâng đất đai, lãnh hải của tổ quốc cho Trung Cộng. Hầu hết quần đảo Hoàng Sa, những dãi đất vùng biên giới. Mới đây nhất là vùng thác Bản Giốc và hàng chục ngàn hải lý biển Bắc bộ đã bị dâng nạp. Nỗi nhục này, tội ác này sử sách muôn đời ghi.

7. Việt Tử:
Tử là con, bất luận con trai hay con gái. Người có học thức và đức hạnh được gọi kèm với chữ Tử, như Khổng Tử, Tuân Tử, ...

Việt Tử gọi chung cho những người con nước Việt, bất luận nam nữ già trẻ. Nhận thức được Việt tức sống vì một nước Việt tươi sáng hơn. Giới nam nữ thanh niên khi nhận ra rằng bản thân là một người con đất Việt, thì phàm việc đất nước ngã nghiêng, dân tình đói khổ, tổ quốc lâm nguy hay nạn giặc tham nhũng quấy phá thì nhất định không khoanh tay đứng yên.

Tại sao giới thanh niên sinh viên Hàn quốc, Nhật bản, Đài Loan, Thái Lan luôn tham gia vào việc kiểm soát chính phủ họ bằng biểu tình, bãi công, bãi khóa ? Lý do là vì trong họ có cái Tâm, có cái Tộc và họ nhận ra đất nước đang cưu mang họ là chính quê hương của họ.

Một chính quyền độc tài, tham nhũng, những chính sách bất công bằng, đều không thể dung túng chấp nhận. Nó làm cho quê hương Việt Nam nghèo đi. Trách nhiệm của chúng ta đang ở đâu?

8. Việt Chiến:
Theo Thiều Chửu tự điển, Chiến là hai bên dàn trận đánh nhau. Tả Truyện – Trang Công Thập Niên, viết “Trung chi thuộc dã, khả dĩ nhất chiến, chiến tắc thỉnh tùng”. Thanh Hoa tự điển thì nói Chiến tương đồng với Đấu.

Việt Chiến là sự đúc kết và phát huy chủ nghĩa anh hùng dân tộc Việt Nam qua suốt bốn ngàn năm. Chủ nghĩa anh hùng dân tộc phải được xây dựng từ hai gốc độ: những cuộc đấu tranh gìn giữ bờ cõi và đồng thời những công cuộc xây dựng đất nước.

Tinh thần Việt Chiến sẽ hướng dẫn chúng ta giành lại đất đai mà Cộng sản Việt Nam đã dâng cho Trung Quốc, quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời và lãnh hải của tổ quốc. Tinh thần Việt Chiến sẽ dẫn dắt chúng ta đập tan Giặc Tham Nhũng, chiến đấu trên mặt trận kinh tế, cạnh tranh với các nước khu vực, xóa cái Nhục Thua Kém mà chủ nghĩa Cộng sản đã tạo ra.

9. Việt Linh:
Người Sở đời xưa gọi việc nhảy múa cầu thần xuất thế là Linh. Trong Đại Đái Lễ Ký, ghi lại Tăng Tử giảng nghĩa về Thần và Linh như sau: “Dương chi tinh khí nhật thần, âm chi tinh khí nhật linh”, nghĩa là khí tinh anh của khí dương gọi là Thần, khí tinh anh của khí âm gọi là Linh. Vật gì được khí tinh anh đúc tụ đều hơn cả vật cùng loài với nó. Hai chữ Tứ Linh để gọi lân, phượng hoàng, rùa, rồng, đều là các giống vật linh thiêng. Loài người là giống linh thiêng hơn hết - vạn vật chi linh.

Việt Linh là Hồn Việt, tinh anh khí Việt, những anh hùng dân tộc, những người đã bỏ mình vì sự sinh tồn của dân tộc, vì sự nghiệp muôn đời phát triển của đất nước. Sống với Việt Tâm, chết đi về Việt Linh, xứng đáng làm con cháu Vua Hùng.

Kết Luận:

Phàm là người Việt, ăn uống, sinh hoạt, sống theo lối Việt, thì tất nhiên cũng có ít nhiều Việt Tâm. Dòng lịch sử Việt Nam sẽ thăng hoa Việt Tâm để trở thành người yêu nước, người yêu quê hương đất mẹ. Khi lớn lên, ngôi chùa, nhà thờ, cái đình, mái am trở thành nơi nuôi duỡng tâm linh của ta. Bảo vệ sự tự do tín ngưỡng, tự do theo cái Đạo, sẽ phát huy giá trị đời sống tinh thần, đóng góp sự an lành trong xã hội. Niềm hạnh phúc an bình của người dân có được hay không, có được không ngừng cải thiện và phát triển hay không, nó phụ thuộc vào tính tích cực tham gia của người dân vào quản lý đất nước. Bên cạnh chăm lo đời sống cá nhân, chúng ta không thể làm ngơ trước cảnh đất nước ngã nghiêng vì tuột hậu và nghèo đói. Tộc mạnh thì Quốc mới mở mang, đất nước mới hùng cường.

Trách nhiệm của người thanh niên, con đất Việt là luôn nhận thức tình trạng quê nhà, xác định vị trí cá nhân, vị trí quốc gia, cảm nhận cái nhục thua kém hiện nay, mà hãy bước ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp cá nhân, tham gia vào tiến trình đưa Việt Nam ra khỏi vòng độc tài-tham nhũng nghiêm trọng.

Chủ nghĩa anh hùng dân tộc đặt nền tảng nơi lòng dũng cảm của Việt Tử. Ta không có ngoại xâm, nhưng ta có Giặc tham nhũng, ta không có một thiên đường Xã hội Chủ nghĩa, mà ta đang gánh chịu nỗi Nhục thua kém do chế độ độc tài đảng trị Cộng Sản mang lại. Hãy sống và chiến đấu, trào lưu dân chủ không thể nào tránh khỏi. Tình hình Việt Nam hôm nay lại càng không thể nào tránh khỏi. Người tài giỏi phải có quyền đứng ra quản lý đất nước, bất chấp sự khác biệt tôn giáo, chính trị, đảng phái.

Trong hào quang Trống Đồng Việt Tộc, với hồn thiêng sông núi Việt Quốc, dưới tinh anh Việt Linh, cám ơn đất mẹ đã cho tất cả chúng ta lòng quả cảm, một tình yêu quê hương, dám nhìn vào sự thật, nói lên sự thật, hành động vì sự thật. Một sự thật mang ích lợi cho nước nhà.

Phạm Bá Hải
Chủ tịch sáng lập BDGF.

BACH DANG GIANG FOUNDATION

I - Bối cảnh ra đời
Trong dòng lịch sử cận đại của thế giới, nước ta là nước chịu nhiều thăng trầm, bi thảm nhất. Chiến tranh chống Pháp liên tục kéo dài gần trăm năm (1858-1954), chiến tranh Quốc Cộng 1945-1975. Trong cao trào của cuộc chiến này, Việt Nam trở thành bãi chiến trường cho hai khối Tư bản và Cộng sản đổ đủ loại vũ khí thử sức. Dân tộc Việt kẻ Nam người Bắc, cùng một giống Hồng nòi Lạc hò hét xông pha bắn giết nhau. Sinh linh điêu đứng, giống nòi mười hai triệu bị giết, đất nước hoang tàn.

Chiến tranh để đạt được điều gì chăng, chiến thắng để thắng được gì cho dân tộc chăng ?

Chúng tôi được dạy từ thuở thiếu niên rằng “để tiến lên chủ nghĩa xã hội” và “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”. Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến nay, như niềm hãnh diện trong cái tên của nó, đã thụt lùi tuột hậu ngày càng xa so với các nước láng giềng. Đó là Nhục Thua Kém.

Chúng tôi được nghe ra rả hằng ngày rằng “Đảng với dân như cá với nước”, “dân đã chọn Đảng, lịch sử đã chọn Đảng”, v…v…, nên có công an nhân dân, quân đội nhân dân, vì nhân dân phục vụ. Sau khi đã phá tan tài sản, ruộng đất cướp được từ người dân bằng chính sách quốc hữu hóa, nền kinh tế cả nước đi vào khủng hoảng trầm trọng, Đảng Cộng sản quay về nhìn nhận kinh tế thị trường, nhưng tập trung quyền lực bằng Đảng trị, luật lệ, độc tài, đưa đến lạm quyền dung túng bao che. Toàn bộ nền kinh tế xã hội chính trị bị thống trị bởi Đảng và nạn tham nhũng. Đó là Giặc Tham Nhũng.

II - Danh xưng
Bạch Đằng Giang, tên một con sông đã đi vào dòng lịch sử Việt Nam từ gần hai ngàn năm.

1. Tháng 1 năm 42, Mã Viện nhà Hán dẫn lâu thuyền xâm lăng đất Việt bằng sông Bạch Đằng, đánh Hai Bà Trưng. Sự hy sinh của Trưng Trắc và Trưng Nhị ghi dấu một dòng sử oanh liệt hào hùng cho dân Việt;
2. Năm 939, con vua Nam Hán là Hoằng Thao, kéo lâu la, quân kỳ, chiến thuyền nhập sông Bạch Đằng. Ngô Quyền đánh tan tác quân xâm lược Nam Hán trên dòng sông ấy, không những rửa cái nhục từ thời Hai Bà Trưng trước kia mà còn mở cho dân tộc ta một nền độc lập tự chủ;
3. Tháng 3 năm 981, bọn tướng Lưu Trừng nhà Tống, dẫn thủy quân theo sông Bạch Đằng, bị Lê Hoàn, tức Đại Hành Hoàng Đế mưu đánh tan tác. Ghi một trang oanh liệt gìn giữ bờ cõi;
4. Tháng 3 năm 1288, Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Mông Cổ lần thứ ba trên sông Bạch Đằng. Bộ tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc, Sầm Đoan bị đưa vào lễ hiến phù ở Chiêu Lăng.
Tổ chức lấy Bạch Đằng Giang đặt tên nhằm nêu lên tinh thần dân tộc, độc lập tự chủ. Bach Dang Giang Foundation, viết tắt là BDGF. Bach Dang Giang thể hiện tính dân tộc, Foundation thể hiện chức năng nhân đạo.

III - Mục Tiêu:
BDGF là một Tổ chức phi lợi nhuận, tự mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, góp sức vào công cuộc phục hưng một nước Việt Nam đang suy vong, gánh vác ba nhiệm vụ xuyên suốt:

1. Khơi dậy Lòng tin Việt Tộc.
i. Giải quyết Nhục Thua Kém và Giặc Tham Nhũng bằng cách:
a. Thông tin thật về sự phát triển của nước Việt Nam trong suốt ba mươi năm qua; phản tuyên truyền chính sách mị dân, bưng bít tin tức của Đảng Cộng sản. Mở cánh cửa cho người dân thấy cái phát triển của các nước chung quanh.
b. Cổ vũ, ủng hộ và truyền bá mọi phong trào, tư tưởng dân chủ tự do; ủng hộ thành lập một Công đoàn độc lập, bênh vực quyền lợi công nhân, đi đến thay thế độc tài độc đảng bằng đa nguyên dân chủ tự do.
ii. Truyền bá tinh hoa văn hóa dân tộc, giữ gìn tình đoàn kết, phát huy chủ nghĩa anh hùng dân tộc trong phục hồi và phát triển đất nước.
2. Hoạt động Nhân đạo Việt Tâm.
i. Cung cấp học bổng trong nước và học bổng du học cho học sinh nghèo giỏi ngoan, và con em những gia đình là nạn nhân của sự kỳ thị, phân biệt và ngược đãi; Cung cấp kinh phí cho các công trình nghiên cứu có giá trị trong công cuộc xây dựng một quê hương giàu mạnh
ii. Giúp đỡ vật chất và khích lệ tinh thần đối với:
a. Các cựu Thương Phế Binh từ thời Đệ nhất Đệ nhị Cộng hòa hiện đang còn sống sót và đang sống lê lết trong tuổi già năm mươi bảy mươi.
b. Mọi thành phần, cá nhân là nạn nhân của bạo quyền Cộng sản.
3. Phát huy tính Dân tộc và Nhân đạo.

Không ngừng bổ sung, hoàn thiện và tiến hành triệt để hai nhiệm vụ cơ bản là Dân tộc và Nhân đạo. Cụ thể hóa chương trình hoạt động theo yêu cầu thực tiễn của từng thời đại.

IV - Cơ quan ngôn luận
BDGF chủ quản website: www.bachdang.org , làm cơ quan ngôn luận. Đồng thời cổ súy sự tự do phát biểu ý kiến, tự do trao đổi tư tưởng. Đây là một tạp chí online, mở rộng cho mọi thành phần dân tộc tham gia.

V - Đường Lối Tư Tưởng
BDGF phát triển Cửu Việt làm cơ sở lý luận.
(Xin xem bài Cửu Việt)
Phạm Bá Hải

Trận Bạch Đằng 1288

Trận Bạch Đằng năm 1288 xảy ra trên sông Bạch Đằng thuộc đất ĐẠI VIỆT đây là một trận đánh lớn quan trọng thuộc một trong các cuộc chiến chống quân giặc từ phương Bắc giặc Tàu.



 

Kế hoạch rút quân của quân Nguyên


Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về Trung Quốc theo nhiều hướng khác nhau. Ngày 3 tháng 3 năm Mậu Tí (1288), Hữu thừa Trình Bằng Phi, Thiên tỉnh Đạt Mộc thống lĩnh kị binh đi đón các cánh quân di chuyển bằng đường thủy (đoàn thuyền của Trương Văn Hổ). Tuy nhiên khi qua chợ Đông-Hồ thì bị dòng sông chắn ngang, phải quay lại, nhưng cầu cống đã bị quân nhà Trần bám theo sau phá hủy. Quân Nguyên rơi vào thế nguy, trước mặt thì bị quân Trần chận đường, sau lưng là chướng ngại thiên nhiên. Tuy nhiên quân Nguyên do tra hỏi những tù binh nên đã tìm được đường thoát, nửa đêm hôm đó cánh quân này đột phá vòng vây chạy trốn theo con đường khác, phối hợp với một cánh quân Nguyên đang rút lui để cùng nhau ra khỏi ải Nội Bàng. Tuy bị bất ngờ bởi sự thay đổi lộ trình của quân Nguyên, quân đội nhà Trần đuổi theo đánh rất sát vào cánh quân đoạn hậu. Tướng Nguyên là Vạn hộ Đáp Thứ Xích và Lưu Thế Anh phải dẫn quân quay trở lại phía sau đối phó với quân Trần, sau một trận giao chiến bắt được và giết các tướng Trần chỉ huy toán quân tập kích là các tướng Phạm Trù và Nguyễn Kị.
Ngày 7 tháng 3 năm 1288, cánh quân Mông Cổ rút bằng đường thủy đi tới Trúc Động, tại đây họ bị quân nhà Trần chặn đánh, nhưng tướng Nguyên là Lư Khuê chỉ huy quân này đánh lui quân nhà Trần và chiếm được 20 thuyền chiến.
Ngày 8 tháng 3 năm 1288, Ô Mã Nhi không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng, vì tính rằng đường biển đã bị thủy quân nhà Trần vây chặt thì phòng bị đường sông có thể sơ hở, hơn nữa sông Bạch Đằng nối liền với nội địa Trung Quốc bằng thủy lộ, thuận lợi cho việc rút lui.

Bố trí quân Trần

Năm 1288, sau khi di tản khỏi kinh đô Thăng Long, Trần Hưng Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại Việt thông qua sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng trước đó cũng là một địa danh lịch sử khi Ngô Quyền đã từng đánh thắng quân Nam Hán trong năm 938, kết thúc gần 1000 năm Bắc thuộc. Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên
Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa dẫn ra biển như sông Rút, sông Chanh, sông Kênh làm thành những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. Ghềnh Cốc là một dải đá ngầm nằm bắt ngang qua sông Bạch Ðằng nhưng phía dưới sông Chanh, đầu sông Kênh, có thể sử dụng làm nơi mai phục quân lính phối hợp với bãi chông ngầm nhằm ngăn chận thuyền địch khi nước rút xuống thấp. Thủy quân Đại Việt bí mật mai phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoái, sông Thái, sông Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Yên Hưng, dọc theo bờ bên trái sông Bạch Ðằng, Tràng Kênh ở bờ bên phải sông Bạch Ðằng, núi Ðá Vôi ..., ngoại trừ sông Ðá Bạc là để trống cho quân Nguyên kéo vào. Ðại quân của hai vua đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) trong tư thế sẵn sàng lâm trận cho chiến trường quyết liệt sắp xảy ra.

Diễn biến trận đánh

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghinh chiến, các tướng Phàn Tham Chính, Hoạch Phong cũng ra tiếp ứng. Khi thuyền quân Nguyên đã vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tướng Nguyễn Khoái dẫn các quân Thánh Dực ra khiêu chiến và nhử quân Nguyên tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc, trong khi quân Trần đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch.
Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà từ các phía Điền Công, Gia Đước, sông Thái, sông Giá nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông. Trong lúc thủy chiến đang diễn ra dữ dội thì đoàn chiến thuyền của hai vua Trần đóng ở vùng Hiệp Sơn (Kinh Môn, Hải Dương) bên bờ sông Giáp (sông Kinh Thần, vùng Kinh Môn, Hải Dương) làm nhiệm vụ đánh cầm chừng và cản bước tiến của địch, cũng tấn công từ phía sau khiến quân Nguyên càng lúng túng và tổn thất rất nặng. Bị tấn công tới tấp trên sông, một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông bên trái của Yên Hưng để tìm đường trốn thoát, nhưng vừa lên tới bờ họ lại rơi vào ổ phục kích của quân Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Trời về chiều khi giao tranh sắp kết thúc, Ô Mã Nhi cùng với binh lính dưới quyền chống cự tuyệt vọng trước sự tấn công của quân Trần, vì quân Nguyên của Thoát Hoan không tới cứu viện, nên đạo quân này hoàn toàn bị quân Trần tiêu diệt. Theo Nguyên sử, truyện của Phàn Tiếp chép rằng kịch chiến xảy ra từ giờ mão đến giờ dậu, tức là từ sáng kéo dài đến chiều tối mới kết thúc. Nguyên Sử có chép về tướng Nguyên Phàn Tiếp: "Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quân thủy trở về, bị giặc đón chặn. Triều sông Bạch Đằng xuống, thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sức đánh từ giờ mão đến giờ dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc lên bắt, dùng thuốc độc giết". Sông Bạch Đằng nước ròng, tức nước lớn rất nhanh mà nước rút cũng mạnh, nên khi nước rút thuyền của quân Nguyên bị cọc gỗ đâm trúng, lật đỗ, quân Nguyên chết đuối hoặc bị giết vô số.

Kết cục


Quân nhà Trần đại thắng, bắt được hơn 400 chiến thuyền, tướng Đỗ Hành bắt được tướng nguyên là Tích Lệ Cơ và Ô Mã Nhi dâng lên Thượng hoàng Trần Thánh Tông, tướng Nguyên là Phàn Tiếp bị bắt sống, rồi bị bệnh chết. Cánh thủy quân của quân Nguyên hoàn toàn bị tiêu diệt.

 Đây là lịch sử hào hùng của dân tộc VietNam. Chúng ta dòng máu Việt luôn phải tự hào về mình, cùng đồng lòng đánh giặc từ phương Bắc, giết sạch lũ thái thú bán nước.